Làm 1 phép tính sơ như này sẽ biết thầy Quang có bộ óc vĩ đại như thế nào. 2 năm (24 tháng), dù không học thạc sĩ thì chắc cũng phải hoàn thành khoảng 25-30 tiểu luận (theo chương trình cao học).
Đồng thời hoàn thảnh NCS phải có 1 bài luận đề cương đầu vào, 3 chuyên đề, 2 bài nghiên cứu đăng tạp chí, 1 semina luận án.
Như vậy trong 24 tháng mà thầy Quang có thể viết:
- Nếu tính 25 tiểu luận thì thành 32 bài viết (bài luận). Tức 32 bài/24 tháng.
- Nếu tính 30 tiểu luận thì thành 37 bài viết (bài luận). Tức 37 bài/ 24 tháng.
Thật sự kinh ngạc. Chỉ có bộ óc thánh nhân mới làm nổi. Xin bái phục!
“Trao đổi với VietNamNet chiều 24/6, PGS.TS Tô Văn Hòa, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt (Thượng tọa Thích Chân Quang) cho hay: Toàn bộ quá trình đào tạo, công nhận trình độ tiến sĩ đều được hội đồng đánh giá thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các bước theo đúng quy định của Bộ GD-ĐT” (Báo VNN).
Đúng là theo quy định của Bộ GD-ĐT, người tốt nghiệp đại học loại giỏi có thể được học thẳng lên tiến sĩ nếu cơ sở đào tạo chấp nhận; và người đó cũng có thể hoàn thành chương trình đào tạo trước thời hạn 1 năm.
Về điều này, trường ĐH Luật Hà Nội quy định cụ thể ra sao?
“Ngày 24-1-2019, hiệu trưởng Trường đại học Luật Hà Nội ban hành quy định chi tiết về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ.
Trong đó, thời gian đào tạo đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm tập trung, với người có bằng đại học là 4 năm tập trung.
"Hiệu trưởng sẽ xem xét, quyết định cho phép nghiên cứu sinh được gia hạn hoặc rút ngắn thời gian đào tạo so với thời gian quy định. Thời gian gia hạn không quá 24 tháng", quy chế nêu rõ.
Đến ngày 16-8-2021, nhà trường ban hành quyết định về tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, thay thế quyết định ngày 24-1-2019. Theo đó, thời gian đào tạo tiêu chuẩn quy định đối với nghiên cứu sinh có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 3 năm (36 tháng), thời gian đào tạo tiêu chuẩn đối với nghiên cứu sinh có bằng đại học nhưng chưa có bằng thạc sĩ cùng nhóm ngành là 4 năm (48 tháng)” Cũng theo Quyết định này “nghiên cứu sinh được phép hoàn thành chương trình đào tạo sớm hơn so với kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa không quá 1 năm (12 tháng), hoặc chậm hơn không vượt quá 6 năm (72 tháng)”. (Báo TTO)
Ông Vương Tấn Việt (Thích Chân Quang) là cử nhân học thẳng lên Tiến sĩ, vậy nếu hoàn thành chương trình trước thời hạn thì tối thiểu cũng phải 36 tháng.
Tuy nhiên, theo thông tin từ trang Tuyển sinh của Đại học Luật Hà Nội (xem hình), thì ông Thích Chân Quang được tuyển làm nghiên cứu sinh vào ngày 25 tháng 11 năm 2019. Và ông này đã bảo vệ luận án vào tháng 12 năm 2021, tức chỉ 2 năm (24 đến 25 tháng) là hoàn thành chương trình tiến sĩ.
Vậy ông này đã không những hoàn thành trước thời hạn (1 năm) mà còn vượt quy định để hoàn thành trước khoảng 2 năm!
Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Thích Chân Quang đích thị là một thiên tài: học đại học tại chức (hệ vừa học vừa làm) và tốt nghiệp loại giỏi; không cần học thạc sĩ và được tuyển thẳng lên làm tiến sĩ với điểm số “thủ khoa” trong danh sách (xem hình);
bảo vệ luận án với điểm số tuyệt đối.
Xin chúc mừng Đại học Luật Hà Nội đã tìm ra và đào tạo thành công một nhân tài ngàn năm có một cho đất nươc. Xin chúc mừng toàn thể ngành luật học và giới luật gia Việt Nam!
Về nội dung luận án tiến sĩ của Thích Chân Quang, mời nghe NCS Nguyen Quoc Tan Trung phân tích, phản biện để thấy ông “tiến sĩ-thượng tọa” này đã "sáng tạo" ra những quan điểm có thể lật nhào thành tựu khoa học về pháp luật mà nhân loại đã xây dựng hàng trăm năm qua và đề xuất những ý tưởng có thể đưa loài người trở về thời kỳ đồ đá về luật pháp như thế nào