Chính sách cấp quyền công dân cho các nhà đầu tư giúp các đại gia có cơ hội nhận được quốc tịch mới
Trong thế kỷ 21, chiếc hộ chiếu thứ hai – hoặc đôi lúc là thứ ba hay thứ tư –trở thành một món trang sức cho các đầu sỏ chính trị hay rất nhiều tỷ phú.
Một ví dụ điển hình là Israel, quốc gia đã từng giúp tỷ phú người Nga Roman Abramovich thoát khỏi rắc rối bằng cách cấp cho ông quốc tịch sau khi visa Anh của ông bị trì hoãn ra hạn.
Quốc gia này có chính sách cấp quốc tịch miễn phí cho bất cứ người Do Thái nào muốn chuyển đến đây. Nhưng ngoài ra còn có rất nhiều quốc gia khác, bao gồm một vài nước châu Âu, nơi những người có tiềm lực kinh tế ngang ngửa với ông chủ câu lạc bộ bóng đá Chelsea có thể nhận được quốc tịch mới với một cái giá:
chương trình đầu tư để nhận quốc tịch – hay thường được biết đến với tên gọi CIP (Citizenship-by Investment Programs).
Cái giá của kế hoạch này trải rộng từ mức $100,000 (74,900 bảng) đến 2.5 triệu Euro (2.19 triệu bảng) nhưng nguyên tắc chung phải được đảm bảo: những người giàu có đầu tư tiền bạc vào nhà cửa hoặc các hãng kinh doanh, mua trái phiếu chính phủ hoặc chỉ cần đơn giản là đầu tư tiền mặt trực tiếp, để đổi lấy quốc tịch và một quyển hộ chiếu.
Một vài nước không cấp quyền công dân trực tiếp, mà thay vào đó duy trì chính sách “visa vàng”, cho phép những nhà đầu tư được phép lưu lại quốc gia của họ và thường sau năm năm có thể trở thành công dân chính thức.
Chương trình này không mới, nhưng hiện đang phát triển mạnh mẽ do các nhà đầu tư tư nhân giàu có càng ngày càng xuất hiện nhiều trong các nền kinh tế, bao gồm Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Việt Nam, Mexico và Brazil, cũng như các thị trường Trung Đông và gần đây nhất là Thổ Nhĩ Kỳ.
Được áp dụng lần đầu vào năm 1984, một năm sau khi quốc gia non trẻ St Kitts and Nevis giành được quyền độc lập từ Vương quốc Anh. Dù có bước khởi đầu chậm chạp, chương trình này nhanh chóng phát triển từ năm 2009 khi những người mang hộ chiếu của quốc đảo Caribbean này được cấp visa du lịch miễn phí đến 26 quốc gia thuộc Schengen.
Đối với các quốc gia nghèo hơn, chính sách này có thể đem lại lợi ích lớn, đưa họ ra khỏi cảnh nợ nần và thậm chí trở thành những nhà xuất khẩu lớn:
Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính St Kitts and Nevis đã kiếm được khoản lợi tương đương với 14% GDP của họ nhờ vào chính sách CIP trong năm 2014.
Những quốc gia giàu có hơn như Canada, Anh và New Zealand cũng nhận được nhiều tiềm năng từ CIP nhưng họ tập trung vào ổn định kinh tế và môi trường đầu tư an toàn hơn là vấn đề tự do đi lại giữa các quốc gia.
Theo INFONET.VN/Guardian online